Home Học tiếng trung Quy tắc bút thuận – Cách viết chữ Hán đẹp

Quy tắc bút thuận – Cách viết chữ Hán đẹp

by Nhóm Biên Tập
A+A-
Reset

Khi bắt đầu học viết chữ Hán bạn thường nghe mọi người nhắc tới Quy tắc bút thuận. Vậy quy tắc bút thuận là gì? , Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.

I. Quy tắc bút thuận trong tiếng Trung

1. Quy tắc Bút thuận là gì?

Bút thuận (筆順) là thứ tự các nét khi viết một chữ Hán hoặc các hệ thống chữ phái sinh từ chữ Hán. Quy tắc bút thuận chính là thứ tự viết các nét của chữ Hán. Nét bút là được tính là hành động di chuyển của bút khi viết.

Hán tự được sử dụng dưới nhiều dạng thức khác nhau trong các văn bản tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và tiếng Việt trước đây. Phương pháp bút thuận cũng được gắn liền với các loại chữ tượng hình khác như chữ hình nêm.

Chữ Hán được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và trước đây trong tiếng Việt. Dù có sự khác biệt nhỏ giữa cách viết chữ Hán ở các nước, nhưng nguyên tắc chung vẫn như nhau. Ở Trung quốc đại lục lấy quy tắc viết do Ủy ban công tác ngôn ngữ văn tự quốc gia ban hành làm quy chuẩn.

2. Mục đích của quy tắc bút thuận

Mục đích của quy tắc bút thuận là giúp cá nét chữ thanh thoát, liền mạch và chữ đẹp mắt. Đồng thời tạo sự kết nối tự nhiên giữa các nét và tối ưu hóa nhất chuyển động của bút. Điều này được thấy rõ ràng trong thư pháp, hành thư và thảo thư, nơi các nét chữ Hán có mối liên kết và hòa quyện vào nhau.

Quy tắc bút thuận đôi khi cũng có sự linh hoạt trong việc áp dụng các nét bút. Nguyên tắc chung vẫn hướng đến sự nhanh gọn, tối ưu hóa chuyển động của tay và tạo ra ít nét nhất có thể. Vì vậy, các bạn cần hiểu rằng quy tắc này chỉ mang tính chất tương đối, nhằm hỗ trợ người viết sao cho thuận tay. Miễn là người viết đảm bảo tính hợp lý và thẩm mỹ. Do đó, không nên cúng nhắc thứ tự nét theo quy tắc bút thuận.

Tuy nhiên, khi bạn mới học viết chữ Hán thì quy tắc bút thuận là điều bạn bắt buộc phỉ nhớ và tuân theo và  tôi khuyến khích các bạn áp dụng nó để nâng cao kỹ năng của mình. Khi các bạn đã viết chữ đẹp hơn và thuận hơn bạn mới có thể chuyển sang những quy tắc viết khác.

II. Các quy tắc viết bút thuận

Về cơ bản có 8 nguyên tắc sau:

1. Từ trên xuống dưới
2. Từ trái qua phải
3. Viết ngang trước, sau đó viết sổ (hoặc đứng) sau
4. Viết phẩy trước, sau đó viết mác sau
5. Nét ngang ở dưới cùng viết sau
6. Nét sổ dọc xuyên qua các nét ngang viết sau cùng
7. Viết từ ngoài vào trong
8. Viết vào trước, đóng sau

Ngoài những quy tắc cơ bản này, cũng có những trường hợp bất quy tắc khi viết chữ Hán.

Dưới đây là bảng tổng hợp chung cho các nguyên tắc. Nguồn được trích dẫn từ wikipedia

Quy tắc Chữ  Cách viết
Viết Từ trái qua phải  TAM
1. ba; số ba
2. nhiều lần
Từ trên xuống dưới XUYÊN
1. sông
2. thung; miền đất phẳng; đồng bằng; cánh đồng trống; dải đất thấp phẳng giữa các ngọn núi hoặc cao nguyên
3. Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải HÀNH
1. đi
2. đường đi (thời xưa)
3. hành (du lịch)
4. lâm thời; lưu động
5. lưu thông; thúc đẩy
6. làm
7. tiến hành (thường dùng trước động từ song âm tiết)
8. hành vi
9. có thể; đồng ý
10. tài giỏi; có năng lực
11. sắp sửa; sẽ
12. ngấm (thuốc)
13. họ Hành
Ngang trước, sổ sau

THẬP
1. số mười
2. hoàn toàn
3. Ðủ hết. Như ‘thập thành 十成, thập toàn 十全 vẹn đủ cả mười, ý nói được đầy đủ cả.

Nét ngang dưới cùng viết sau
1. trai chưa vợ; trai tân
2. sĩ (tầng lớp) (thời xưa)
3. trí thức
4. chiến sĩ; quân nhân
5. cấp sĩ; sĩ (quân đội)
6. sĩ (chỉ những người có kỹ thuật)
7. sĩ (chỉ những người tốt)
8. họ Sĩ

Nét sổ xuyên qua nhiều nét khác viết sau cùng

PHONG
1. phong phú; dồi dào; giàu có; sung túc
2. lớn; to lớn
3. họ Phong
4. đẹp; xinh đẹp

Nét hất viết sau

Thủ (một bộ nằm trong 214 bộ thủ) 
Khi nét sổ biến thành nét phẩy, viết sau cả nét hất BANG 
1. Nước, nước lớn gọi là bang 邦, nước nhỏ gọi là quốc 國. Nước láng giềng gọi là hữu bang 友邦.

Phẩy trước mác sau

PHÙ
1. người già; lão; ông
2. phủ (dùng sau tên người đàn ông tỏ ý tôn kính)

Ngang trước sổ sau, phẩy trước mác sau

MỘC
1. cây; cây cối
2. gỗ
3. đồ gỗ
4. quan tài; hòm; săng; áo quan
5. họ Mộc
6. hiền lành; chất phác
7. tê

Ngoài trước trong sau

ĐỒNG
1. giống nhau; tương đồng; như nhau
2. giống như; giống với
3. cùng; cùng nhau
4. cùng với; cùng nhau
5. như; giống như
6. cho
7. và; với; cùng
8. họ Đồng

Đóng khẩu cuối cùng

KHẨU
1. miệng; mồm; khẩu; mõm
2. khẩu vị; vị; vị giác; thị hiếu; ưa thích
3. nhân khẩu
4. miệng (miệng đồ vật)
5. cửa; cửa ra vào
6. khẩu; cửa khẩu của Trường Thành, thường dùng làm tên đất
7. miệng vết thương
8. lưỡi (dao, kiếm, kéo.)
9. chỉ tuổi của ngựa, la, lừa…(vì có thể dựa vào số răng mà tính)
10. con; cái (lượng từ)
11. bộ phận

Ngoài trước trong sau rồi đóng khẩu

CỐ
1. kiên cố; vững chắc; chắc chắn; bền chắc; chắc; vững
2. cứng; rắn; đặc; cứng rắn; rắn chắc
3. kiên quyết; kiên định; quyết; khăng khăng
4. gia cố; làm cho kiên cố; làm cho vững chắc
5. nông cạn; hạn hẹp; không sâu
6. bệnh kinh niên; bệnh trầm kha; tật khó sửa; bệnh khó chữa
7. họ Cố
8. nguyên; vốn là; vốn; bản chất; cơ bản
9. cố nhiên; tuy; tất nhiên
Giữa trước, hai bên sau
THUỶ
1. nước
2. sông
3. sông ngòi; sông nước; sông rạch
4. nước cốt; nước ép
5. thu nhập thêm
6. lần giặt
7. họ Thuỷ
辶, 廴 viết sau cùng
: ĐẠO
1. đường; con đường
2. cống thoát nước; dòng chảy; đường cho nước chảy
3. phương hướng; chí hướng; lý lẽ; phương pháp; đạo lý
4. đạo đức
5. kỹ thuật; tay nghề; tài; nghệ thuật; đạo
6. đạo (hệ thống tư tưởng tôn giáo hoặc học thuật)
7. đạo giáo; tín đồ đạo giáo (thuộc về đạo giáo)
8. đạo (tổ chức mê tín trong xã hội phong kiến)
9. đường; nét; vạch
10. dòng; vết; vệt; đạo; sợi; tia (dùng trước từ chỉ sông ngòi, vật có hình dài); cái; bức; dãy (dùng trước từ chỉ cửa, bức tường); đạo; cái (dùng trước từ chỉ mệnh lệnh, đề mục.); lần
11. đạo; cen-ti mi-li-mét (đơn vị đo lường)
12. đạo (đơn vị hành chánh đời Đường, tương đương với tỉnh ngày nay, thời Thanh, đạo là đơn vị dưới tỉnh)
13. đạo (khu vực hành chánh của một số nước)
14. nói
15. tỏ ý; bày tỏ; ngỏ lời
16. nói; nói rằng (thường thấy trong Bạch thoại thời kỳ đầu)
 

凵 viết sau cùng

Xỉ 
1. Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ 乳齒 răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ 永乆齒 răng già.
2. Tuổi.
3. Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ 序齒.
4. Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ 齒, không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ 不齒.
5. Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ 鋸齒 răng cưa.
6. Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

III. Sự khác biệt trong Quy tắc bút thuận

Vì sự khác biệt trong tập quán địa phương hoặc trường phái thư pháp khác nhau mà có một số chữ có cách viết khác so với quy tắc bút thuận. Dưới đây là một số ví dụ điển hình. Nguồn được trích dẫn từ wikipedia

1. Khác biệt trong trường phái thư pháp

Chữ Cách viết truyền thống Cách viết khác
門 (môn) (Phồn thể)
môn [men2]
1. Cửa. Cửa có một cánh gọi là hộ 户, hai cánh gọi là môn 門.
2. Cửa mở ở nhà gọi là hộ, ở các khu vực gọi là môn. Như lý môn 里門 cổng làng, thành môn 城門 cổng thành, v.v. Phàm những chỗ then chốt đều gọi là môn. Như đạo nghĩa chi môn 道義之門 cái cửa đạo nghĩa (cái then chốt đạo nghĩa), chúng diệu chi môn 眾妙之門 (Lão Tử 老子) cái then chốt của mọi điều mầu nhiệm.
3. Nhà họ (gia tộc) nhà họ nào vẫn thường có tiếng tăm lừng lẫy gọi là danh môn 名門 hay môn vọng 門望.
4. Ðồ đảng. Như đồ đảng của đức Khổng Tử 孔子 gọi là Khổng môn 孔門, đồ đảng của Phật gọi là gọi là phật môn 佛門. Lấy quyền thế mà chiêu tập đồ đảng gọi là quyền môn 權門 hay hào môn 豪門, v.v.
5. Loài, thứ. Như phân môn 分門 chia ra từng loại. Chuyên nghiên cứu về một thứ học vấn gọi là chuyên môn 專門.
6. Một cỗ súng trái phá.

Sổ trước chiết sau

 

Chiết trước sổ sau

 

门 (môn) (Giản thể)
MÔN
1. cửa; ngõ
2. cánh cửa
3. cửa (của các đồ vật)
4. cửa; van
5. cách thức; phương pháp
6. gia đình; nhà; hộ
7. phái; cửa (tôn giáo, học thuật)
8. môn (học cùng một thầy)
9. môn học; loại
10. loài; lớp (sinh vật); cỗ pháo; môn
12. họ Môn

Sổ trước điểm sau

 

Điểm trước sổ sau

 

2. Khác biệt tại các vùng miền

Chữ Tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông  Tại Nhật Bản
皮 (bì)

1. da; vỏ
2. da (thuộc)
3. lớp bọc bên ngoài
4. bề mặt; lớp vỏ
5. lớp mỏng; màng mỏng
6. dẻo dai; bền bỉ
7. ỉu; ỉu xìu
8. bướng; bướng bỉnh; nghịch ngợm
9. lì ra; nhây ra; lì lợm; lờn; trơ tráo
10. cao su
11. họ Bì

Chiết trước phẩy sau

 

Phẩy trước chiết sau

 

有 (hữu)
HỮU
1. có
2. có (biểu thị tồn tại)
3. như; có tới (biểu thị sự đánh giá hoặc so sánh)
4. phát sinh; xuất hiện
5. có (biểu thị nhiều, lớn)
6. nọ; nào đó (dùng như ‘某’)
7. có người; có lúc; có nơi
8. xin (dùng trước một số động từ nào đó hợp thành sáo ngữ, biểu thị ngữ khí khách sáo)
9. tiền tố (dùng trước tên gọi một số triều đại nào đó)
HỮU lại; thêm

Ngang trước phẩy sau

 

phẩy trước ngang sau

 

田 (điền)
: ĐIỀN
1. ruộng
2. vùng; mỏ (khoáng sản)
3. họ Điền
4. đi săn

Ngang trước dọc sau

 

Dọc trước ngang sau

 

3. Khác biệt giữa các trường phái và khu vực

Chữ Trường phái Cách viết
必 (tất)
TẤT
1. tất nhiên; chắc chắn; nhất định
2. phải; cần phải; nhất định phải

Thư pháp truyền thống.
Cách viết truyền thống của Nhật Bản
Trung Quốc đại lục.
Đài Loan, Hồng Kông.
艹 (thảo)
Bộ Thảo (một mộ trong 214 bộ thủ tiếng trung)
Đài Loan.
Hồng Kông
Một số trường phái thư pháp.
 

IV. Mẹo nhớ quy tắc bút thuận tiếng Trung

Để ghi nhớ các quy tắc bút thuận trong tiếng Trung một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp học sau đây:

  • Cố gắng ghi nhớ 8 quy tắc có bản trong bút thuận, và chỉ cần thế là đủ rồi.
  • Tra cứu với các chữ chưa biết viết như thế nào. Bạn có thể tra cứu bằng sách Tại đây, các website Tại đây, hoặc các app từ điển trên điện thoại
  • Luyện viết thật nhiều. Đây là cách rèn luyện thói quen và nâng cao kỹ năng viết tốt nhất.

Trên đây là một số khái niệm cũng như các quy tắc viết bút thuận cơ bản và các quy tắc bút khác nhau giữa các truywongf phái hoặc vùng miền. Hãy nhớ rằng nếu bạn mới bắt đầu viết chữ Hán thì việc tuân theo quy tắc bút thuận là điếu bắt buộc. Ngoài ra bạn hãy học thêm thề các nét cơ bản trong tiếng trung và các nét phát sinh của nó. Điều này giúp bạn có nền tảng cơ bản để có thể viết chữ Hán. 

V. Tại sao nên học cách viết nét tiếng Trung?

Tôi hiểu, tôi hiểu. Bạn không nghĩ mình sẽ viết tiếng Trung trong tương lai gần. Với một nửa cuộc sống gắn liền với điện thoại di động và phần còn lại kết nối với máy tính, bạn thậm chí còn hiếm khi viết bằng tiếng mẹ đẻ nữa là tiếng Trung. Ngày nay, hầu hết những người trẻ ở Trung Quốc sử dụng pinyin để nhập chữ Hán. Vậy, tại sao thứ tự nét chữ lại quan trọng trong tiếng Trung?

Ngay cả khi bạn chủ yếu sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay để nhập văn bản tiếng Trung, việc viết các ký tự bằng tay sẽ hữu ích cho việc phát triển trí nhớ cơ bắp. Viết các ký tự bằng tay sẽ giúp bạn ghi nhớ và nhớ lại lâu hơn, giúp bạn học các ký tự tiếng Trung càng sớm càng tốt. Và ngay cả đối với những học sinh thích sử dụng gõ pinyin, việc có thêm một lựa chọn khác cũng không bao giờ là thừa.

Cách dễ nhất để tra cứu một ký tự không quen biết trong các từ điển kỹ thuật số phổ biến như Pleco là vẽ nó bằng ngón tay của bạn. Nhưng nếu thứ tự nét vẽ của bạn lộn xộn, ứng dụng sẽ khó phân biệt giữa các ký tự tương tự. Ngược lại, nếu bạn viết đúng thứ tự nét, ứng dụng sẽ nhận ra ký tự ngay lập tức, bất kể chữ viết của bạn tồi tệ đến mức nào.

Bài viết cùng chuyên mục

Leave a Comment

Về chúng tôi

Chào mừng các bạn đến với “Hoa ngữ Phổ truyền ” – nơi chúng tôi luôn cố gắng giúp bạn học tiếng Trung một cách tốt nhất! Chúng tôi hân hạnh được chia sẻ với cộng đồng những kiến thức, tài liệu, phần mềm trải nghiệm học tiếng Trung và văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Bài viết nổi bật

@2023 – Bảo lưu mọi quyền. Được thiết kế và phát triển bởi hoanguphotruyen